4 GIẢI PHÁP BẢO VỆ TÒA NHÀ TRONG ĐỘNG ĐẤT VỚI LÒ XO CÔN MA SÁT

Ngày đăng: 07/07/2022

1. Gia cố cấu trúc tòa nhà:

Đoạn tường chịu lực (Shear walls) là một công nghệ xây dựng hữu ích có thể chịu lực chống động đất. Tường được ghép từ nhiều tấm, những bức tường này giúp tòa nhà giữ được hình dạng trong quá trình bị rung lắc.
Hệ giằng chữ X (Cross braces) là các thanh giằng chéo làm bằng thép. Các giằng này hấp thụ lực nén và lực căng bằng cách đẩy các lực này xuống nền.
Các tường phân cách (Diaphragm) là một phần cốt lõi trong cấu trúc, bao gồm nền, trần và mái nhà. Nhiệm vụ của chúng là nhận tải trọng kéo từ mặt đất và chuyển các lực này lên các cấu trúc thẳng đứng của tòa nhà.
Khung chịu mô-men (Moment-resistant frames) cung cấp thêm tính linh hoạt trong thiết kế của tòa nhà. Các cấu trúc này được đặt giữa các khớp nối của tòa nhà và cho phép các cột và dầm uốn cong trong khi các khớp nối vẫn siết chặt. Do đó, tòa nhà có thể chống chịu các lực gây ra bởi một trận động đất.

2. Móng mềm (Flexible foundations):

Để móng chịu được lực từ mặt đất do động đất gây ra, thì móng của tòa nhà nên được tách khỏi mặt đất. Một phương pháp phổ biến đó là cách ly phần nền và để tòa nhà lên trên các tấm đệm mềm được làm từ cao su, dây dẫn và thép. Khi móng di chuyển các phần cách ly này thực hiện các chuyển động ngược bù trừ, từ đó, đảm bảo tòa nhà vẫn giữ nguyên vị trí. Với cách này sóng địa chấn sẽ đuọce hấp thu và không thể truyền đến tòa nhà.

3. Chuyển hướng các năng lượng của động đất:

Trái lại với cách lực phản tác dụng, các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm cách chuyển hướng năng lượng do động đất tạo ra. Với cái tên “áo choàng tàng hình cho địa chấn” (seismic invisibility cloak), chiếc áo choàng gồm 100 vòng nhựa hoặc bê tông đồng tâm được chôn sâu ít nhất 3 feet dưới nền của tòa nhà.
Khi sóng địa chấn đi vào các vòng, để dễ lan truyền chúng buộc phải di chuyển theo các vòng. Do đó, các lực này sẽ bị chuyển hướng khỏi tòa nhà và đi vào lòng đất.

4. Tạo lực đối lập bằng giảm chấn:

Bằng cách hấp thụ một phần năng lượng cảm ứng, bộ giảm chấn có thể làm giảm cường độ của sóng xung kích. Điều này giúp các tòa nhà rung chuyển chậm hơn. Hai loại giảm chấn sau được sử dụng:
Bộ giảm chấnBộ giảm chấn được gắn giữa các cột và dầm ở mỗi tầng của tòa nhà. Bộ giảm chấn này bao gồm một xi lanh kết hợp với lò xo côn ma sát RINGFEDER® (thay thế bằng dầu silicon) và núm vặn piston. Nếu động đất xảy ra, tòa nhà sẽ truyền năng lượng rung động tới pít tông được ép vào lò xo (hoặc dầu). Theo cách này, năng lượng được chuyển hóa thành nhiệt trong khi lực rung giảm đi.
Truyền động con lắc (Pendulum power): Các tòa nhà chọc trời thường được trang bị một khối phản nặng được lắp đặt bằng dây thép và hệ thống giảm chấn trên đỉnh tòa nhà. Khi tòa nhà bắt đầu lắc lư, khối lượng phản tác dụng giống như một con lắc và chuyển động theo hướng ngược lại, do đó làm ổn định tòa nhà.

Liên hệ ngay để được tư vấn!
--------------------------------------------
CÔNG TY TNHH SX TM DV KỸ THUẬT ĐẠI HỒNG PHÁT
- Văn phòng Hồ chí Minh: 22 Đường 11, KDC Khang Điền, Đường Dương Đình Hội, P.Phước Long B, TP.Thủ Đức, TP.HCM
- Văn phòng Cần Thơ: 73 Phan Đình Phùng, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
- Tel HCM: +84.28.22536631 - 22536632 - 66818587
- Hotline: 0906.955.057 | Fax: 028.22536632
- Email: info@dhp-corp.com.vn
- Website: https://www.khopkhoatruc.com/
- Website đối tác: https://www.ringfeder.com/where-to-find-our-partners/#distribution-locationid-46